Những sai lầm dẫn đến THẤT BẠI khi khởi nghiệp kinh doanh




Lo sợ ảnh hưởng của nền kinh tế

Khi khởi nghiệp dĩ nhiên bạn sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ như: chi phí thấp hơn nhờ xây dựng mô hình khép kín hay tiếp cận được nhà sản xuất, kênh tiếp cận với khách hàng.

Terry Shearer, CEO của trang Organizer.com, giải thích: "Dù kinh tế suy thoái, người dân vẫn muốn mua sắm cho gia đình mình, nhưng với chi phí hợp lý hơn". Vì thế, nếu mô hình kinh doanh của bạn mang lại những lợi ích cho khách hàng, đừng ngại tình hình nền kinh tế nói chung khiến bạn phải chùn bước.

Cho rằng chỉ cần có ý tưởng kinh doanh là đủ

Nhiều người thường bắt đầu kinh doanh với một mục tiêu chung chung thường là vì lợi nhuận mà thiếu đi một kế hoạch chi tiết, tính khả thi và rủi ro của nó. 

Trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, một kế hoạch kinh doanh rõ ràng về sản phẩm/ dịch vụ, chiến lược đánh giá khách hàng, lên giá thành, chiến dịch quảng bá... trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Kinh doanh đa ngành nghề

Sự đa dạng trong kinh doanh sẽ giúp bạn nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Nhưng điều đó chỉ thích hợp khi công ty bạn đã phát triển đến một mức nhất định. Trông thời gian dài, bạn sẽ dễ mất đi giá trị cốt lỗi, kiềm hãm sự phát triển và đuối sức nếu nguồn lực hạn chế. Còn khi khởi nghiệp, hãy xác định 1 lĩnh vực bạn thực sự muốn theo đuổi. 

Sớm sa vào những áp lực về tài chính

Tất nhiên, kinh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị những giải pháp ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn nên xây dựng một mô hình kinh doanh cân đối được tài chính và rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ

Bên cạnh sản phẩm/ dịch vụ độc đáo, bạn cần xây dựng chiến lược marketing - nhân sự - văn hóa doanh nghiệp - ....

Không có mục tiêu cụ thể khi bắt đầu

Khởi nghiệp kinh doanh riêng có thể đơn giản như biến sở thích của mình thành một cửa hàng bán hàng qua mạng, hoặc có thể phức tạp như xây dựng một sản phẩm/ dịch vụ mới đòi hỏi quá trình nghiên cứu và phát triển cẩn thận.

Dù ở trong trường hợp nào, bạn cũng cần vạch ra mục tiêu rõ ràng, thực tế cho bản thân và dự trù thời gian để đánh giá quá trình hoạt động của mình. Từ đó, bạn sẽ rút ra bài học từ kinh nghiệm của mình và thay đổi khi cần thiết.

Sợ thất bại

Sợ thất bại có lẽ là nỗi sợ lớn nhất của bạn khi bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng của mình. Nhưng bạn có biết rằng hầu hết những nhà doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới như Henry Ford, Bill Gates, Steve Jobs... đều trải qua thất bại trước khi tiến tới đỉnh vinh quang?

Điều quan trọng nhất không phải là thành công hay thất bại mà là bạn đã được trải nghiệm, được thực hiện ước mơ của mình và rút ra những bài học bổ ích để con đường phía trước không có sai lầm mà chỉ có thành công đợi chờ.

Không biết rõ vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh

Bạn phải hiểu là bạn vừa bước vào một cuộc chơi mà trong đó có hàng nghìn đối thủ dày dặn kinh nghiệp hơn bạn, bạn nghĩ chỉ cần có thể làm ra sản phẩm rồi bán sẽ thu được lợi nhuận. Vậy, bạn có suy nghĩ sản phẩm của bạn có cạnh tranh với họ được không? bạn bán nó như thế nào để được doanh thu lớn? và trong chu trình đó bạn nghĩ nó đơn giản nhưng nó có tốn chi phí nào nữa không? Đừng để đến lúc bắt đầu, bạn mới phát hiện ra điều đó. Bạn cần phải xác định điểm đặc biệt trong kế hoạch kinh doanh của mình cũng như sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.


Share on Google Plus

About Duy Land

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét