1. Khi một nhóm người cùng cười, họ sẽ nhìn về phía người mình thân thật (hoặc muốn thân nhất). Nếu muốn biết ai đang quan tâm tới bạn hoặc muốn tỏ ra quan tâm tới một thành viên khác trong nhóm, hãy thử phương pháp này và xem ai đang nhìn mình.
2. Mỗi khi cảm thấy căng thẳng hoặc hồi hộp, hãy nhai kẹo cao su hoặc ăn một thứ gì đó. Việc ăn trong khi làm những việc tạo ra căng thẳng đánh lừa não bộ, não sẽ nghĩ rằng chúng ta không thể gặp phải nguy hiểm bởi vì ta đang ăn. Trong lần tới làm một thứ gì đó khiến bạn không thoải mái, hãy nhai kẹo cao su trong lúc làm để thực hiện nó tốt hơn.
3. Nếu ai đó giận dữ với bạn nhưng bạn vẫn tỏ ra bình tĩnh, sự tức giận của họ sẽ càng cao hơn. Thế nhưng, sau khi cơn giận nguôi đi, họ sẽ tự cảm thấy có lỗi hơn bao giờ hết.
4. Nếu bạn hỏi ai đó một câu hỏi và họ đưa ra câu trả lời nửa vời, hãy giữ kết nối mắt (nhìn thẳng vào mắt họ) và không nói gì cả. Người trả lời sẽ hiểu rằng câu trả lời của họ chưa hợp lý, chưa đủ làm bạn hài lòng và sẽ cố gắng thoả mãn bạn bằng những câu trả lời khác. Nếu họ không nói gì thêm, có thể họ đang nói dối và muốn che dấu điều này.
5. Những thể hiện cảm xúc có thể ảnh hưởng tới cảm xúc thật. Nếu như bạn muốn cảm thấy vui vẻ, hãy nở một nụ cười thật lớn, ngược lại nếu bạn muốn mình buồn, hãy thử khóc xem sao.
6. Đừng bao giờ nói hay viết 2 điều "tôi nghĩ là" hoặc "tôi tin rằng". Đây là những thứ không chắc chắn, nó cho thấy câu nói của bạn thiếu thuyết phục và bạn đang không tự tin khi nói.
7. Trước một buổi phỏng vấn, hãy tưởng tượng ra bạn là người quen lâu năm với người phỏng vấn. Hãy tự tạo cho mình trách nhiệm về những thứ mình nói với người kia, khi đó cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
8. Nếu khi gặp một ai đó bạn tỏ ra rất vui mừng và hào hứng sau đó giữ thái độ này tới cuối buổi gặp mặt, trong lần gặp mặt tới họ sẽ còn tỏ ra vui mừng, hào hứng hơn bạn trước đây. Đây là cách thức mà chó hay làm với chúng ta mỗi khi chúng ta đối xử với chúng theo cách hạnh phúc.
9. Nếu bạn nhờ ai đó một việc rất lớn và họ từ chối, bạn vẫn có thể nhờ họ những thứ khác. Họ sẽ chỉ từ chối 1 tới 2 lần nhưng việc quá lớn hoặc những việc ngoài khả năng, nếu nhờ vả một thứ nhỏ nhặt hơn, họ chắc chắn sẽ giúp bạn (trừ khi họ ghét bạn).
10. Rất nhiều cảm xúc cũng như hiệu ứng cảm xúc có liên quan tới nhịp thở, nhịp tim. Ví dụ điển hình là khi gặp một người khiến bạn vui hay gặp người bạn thích, bạn sẽ thở gấp hơn và tim sẽ đập nhanh hơn. Khi gặp phải những vấn đề phức tạp hoặc nguy hiểm, hãy hình dung chúng là những thử thách khó khăn, khi đó bạn sẽ kiểm soát được nhịp thở, tim của mình và làm công việc kia nhẹ nhàng hơn.
11. Đa phần mọi người không thể phân biệt được một người giỏi thật sự với một người rất tự tin. Nếu như bạn tỏ ra rằng mình biết việc, biết mình đang làm gì, người khác sẽ có xu hướng vây quanh bạn.
12. Nếu là một người bán hàng trong cửa hàng hoặc làm các dịch vụ khách hàng, hãy thử đặt một tấm gương ở sau lưng bạn để khách có thể tự nhìn thấy chính mình. Hiệu ứng tâm lý này sẽ giúp khách kém "hung hãn" hơn bởi họ không muốn tự nhìn thấy mình là một kẻ lỗ mãng.
13. Nếu bạn tham gia một cuộc họp nhóm với một nhóm không thân thiết và ai đó làm việc cùng mình, hãy ngồi cạnh người đó. Tính bầy đàn sẽ khiến họ cảm thấy an toàn khi ở cạnh bạn và sẽ chọn bạn để làm việc cùng.
14. Khi bạn đi hẹn hò với ai đó, hãy đưa người này tới những nơi hoặc tham gia những hoạt động kịch tính (đi chơi tàu lượn chẳng hạn). Họ sau đó sẽ ghi nhớ tới bạn bằng cảm xúc kịch tính đó và điều này sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn. Thế nhưng, hãy thận trọng vì không phải ai cũng thích sự kịch tính đâu.
15. Càng nhìn vào mắt người khác nhiều, họ sẽ càng có thiện cảm và sự tin tưởng ở bạn. Muốn ai đó thích mình hơn hoặc tăng cường sự tin tưởng, hãy nhìn vào mắt họ thật nhiều.
Nguồn: blogkhoahoc.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét